Hội thảo

[tin-hoi-thao][bsummary]

Học bổng

[tin-hoc-bong][bsummary]

Thông tin trường

[cac-truong-dai-hoc][bsummary]

Bất ngờ với lịch sử giày cao gót ban đầu vốn dành cho đàn ông

Bất ngờ với lịch sử giày cao gót ban đầu vốn dành cho đàn ông

Giày cao gót từ lâu đã được cho là vật dụng thời trang dành riêng cho nữ giới. Với chiều cao ngày càng tăng, những đôi giày cao gót không phải lúc nào cũng tạo sự thoải mái cho người sử dụng. Tuy vậy, lịch sử của những đôi giày cao gót này lại rất khác biệt.
Từ nhiều thế kỷ trước giày cao gót đã từng là phụ kiện cần thiết dành cho nam giới.
Từ nhiều thế kỷ trước giày cao gót đã từng là phụ kiện cần thiết dành cho nam giới.

Ghi chép cổ nhất về giày cao gót xuất hiện vào cuối thế kỉ 16. Có 2 bức tranh được vẽ giữa năm 1591 và 1593, mô tả các kị sĩ Ba Tư đi giày cao gót. Hai bức tranh này đang được trưng bày ở Bảo tàng Victoria và Albert (London), và chúng cho thấy cái nhìn về nguồn gốc của giày cao gót.

Các nhà sử học cho rằng giày cao gót được tạo hình để giúp việc cưỡi ngựa dễ dàng hơn. Giày này không phải để đi bộ mà để vừa với yên cương. Với sự giúp đỡ từ đôi giày, người kị sĩ có thể đứng thẳng, vững vàng trên yên và dùng cung tên hiệu quả hơn.
Từ nhiều thế kỷ trước giày cao gót đã từng là phụ kiện cần thiết dành cho nam giới.

Một chiếc giày nam có từ thế kỉ 17 của Ba Tư, được bọc chất liệu shagreen và da ngựa cùng với hạt mù tạt nén

Phương pháp dùng giày cao gót được đế chế Ba Tư sử dùng dưới triều đại Safavid, và nó rất được hưởng ứng. Tới cuối thế kỉ 16, quân đội Ba Tư là đội quân lớn nhất thế giới và đế chế Ba Tư đang bắt đầu mở rộng lãnh thổ. Dưới quyền Shah Abbas I, đế chế Ba Tư đã đánh bại người Uzbeks để củng cố biên giới và chiến thắng đế chế Ottoman để mở rộng tới Iraq ngày nay. Trong cuộc chinh phục này, quân đội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự lớn mạnh của đế chế Ba Tư, và giày cao gót đã được họ sử dụng một cách hiệu quả.

Vua Abbas I muốn tìm kiếm sự trợ giúp từ các quốc gia Tây Âu để đánh bại người Ottomans. Năm 1599, ông cử sứ giả tới Nga, Đức và Tây Ban Nha. Điều này gây ra sự chuyển đổi văn hóa ở châu Âu, khiến nhu cầu tìm hiểu văn hóa và phong tục Ba Tư tăng vọt. Các đôi giày cao gót cũng không nằm ngoài qui luật đó. Xu hướng đi giày cao gót phát triển mạnh ở tầng lớp quí tộc châu Âu, biến nó thành biểu tượng quyền lực. Tới đầu thế kỉ 17, giày cao gót trở thành một tuyên ngôn thời trang của đàn ông giàu có.
Từ nhiều thế kỷ trước giày cao gót đã từng là phụ kiện cần thiết dành cho nam giới.

Vua Louis XIV mang giày cao gót được thiết kế riêng trong một bức chân dung năm 1701, tác giả Hyacinthe Rigaud

Khoảng năm 1630, phụ nữ bắt đầu áp dụng các xu hướng thời trang nam tính. Nhiều người cắt tóc ngắn, hút thuốc lá và đi giày cao gót trong khi nam giới ngày càng tập trung vào vẻ ngoài nam tính bằng việc bỏ dần các phụ kiện màu mè, lòe loẹt, bao gồm cả những đôi giày cao gót.
Phan Hạnh

Theo Knowledgenut

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét